A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN - Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021

BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021

Thanh niên phòng chống HIV

 

PHÒNG GD&ĐT YÊN MỸ

TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN LINH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                                                                Giai Phạm, ngày 22 tháng 11 năm 2021

BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2021

Thanh niên phòng chống HIV

HIV-AIDS từ lâu đã được coi là căn bệnh thế kỉ, dai dẳng, như bản án tử cho người mắc bệnh. Nhưng những gì người ta biết về nó chỉ đơn giản là căn bệnh chết người, những kiến thức thực sự quan trọng về căn bệnh để mỗi người dân có thể hiểu và tự phòng tránh lại chưa được truyền bá nhiều. Vậy, trước tiên, hãy cùng lược qua lại những hiểu biết cơ bản về căn bệnh này:

HIV là một hội chứng gây suy giảm miễn dịch ở người do nhiễm phải virus HIV (Human Immunodeficiency Virus). Virus gây nên bệnh HIV thuộc họ Retroviridae, là loại virus có vật chất di truyền là RNA một sợi dương có áo ngoài. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus nhân lên và tấn công hệ miễn dịch của người bệnh bao gồm các đại thực bào, các lympho bào T. Kết quả làm suy giảm chức năng miễn dịch, tạo điều kiện cho sự phát triển hoặc xâm nhập của các vi sinh vật gây hại nên HIV còn gọi là bệnh cơ hội .Ba con đường lây nhiễm HIV chủ yếu là: lây qua đường máu, lây qua đường tình dục, lây từ mẹ sang con.

HIV không chỉ để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân về mặt sức khỏe, mà còn khủng khiếp hơn cả là tâm lý bị tổn thương trầm trọng. Họ nhận lại sự khinh thường, sỉ vả của toàn xã hội, khi rất nhiều người tin rằng đây là căn bệnh của những tệ nạn xã hội xấu xa. Từ đó, mọi người dần tẩy chay, chà đạp và tránh né, ruồng bỏ những người nhiễm HIV. Không chỉ chịu sự ghét bỏ của xã hội, các bệnh nhân còn nhận sự ghẻ lạnh từ chính gia đình, người thân, xóm làng. Đây vẫn là thực trạng đáng buồn của xã hội hiện nay trong khi trình độ dân trí đã được nâng cao rất nhiều. Chính vì sự hiểu biết nửa vời, mang máng theo kiểu truyền miệng đã dẫn đến môi trường sống khắc nghiệt cho các bệnh nhân.

Sự thiếu hiểu biết, tránh né tìm hiểu căn bệnh còn dẫn đến sự phòng tránh bệnh còn kém. Khi người ta phải hiểu tường tận về HIV, họ mới có tinh thần tự giác và cẩn trọng để giữ gìn cho bản thân và gia đình tránh khỏi căn bệnh chết người ấy. Ngày nay, số lượng người nhiễm HIV đa phần là những bạn trẻ kém hiểu biết, không dùng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục. Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể thực hiện công tác phòng chống HIV một cách tốt nhất?

Về cá nhân mỗi người, chúng ta cần tự phòng bị cho bản thân một hành trang kiến thức cơ bản để ngăn chặn mọi tình huống có thể bị phơi nhiễm với bệnh. Thường xuyên theo dõi sức khỏe, khi phát hiện dấu hiệu nghi phơi nhiễm ngay lập tức khám chữa kịp thời. 

Về xa hơn, những cá nhân xung quanh, những tập thể, tổ chức, cần bài trừ sự kỳ thị, phân biệt của cộng đồng đối với người bị HIV/AIDS ; tạo môi trường lành mạnh cho người nhiễm HIV, qua đó họ không chỉ sống cởi mở hơn mà còn tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Hệ thống pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS từng bước được xây dựng đồng bộ và khá toàn diện. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS được triển khai quyết liệt, đổi mới, đa dạng về nội dung và hình thức. Tổ chức bộ máy phòng, chống HIV/AIDS từ Trung ương đến cơ sở được củng cố, kiện toàn. Sự phối hợp liên ngành triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Nhà nước, xã hội và cộng đồng quốc tế đã có sự đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ về nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS được triển khai rộng rãi và hiệu quả, những dịch vụ khám bệnh được tài trợ, trở nên phổ biến hơn để dân chúng dễ dàng kiểm tra, xét nghiệm. Những kiến thức về HIV-AIDS nên được đưa vào chương trình giảng dạy tại trường học để nâng cao nhận thức lứa tuổi học sinh, từ đó tránh những bồng bột, sai lầm của những em vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Từng cá nhân, tổ chức và toàn Xã hội Việt Nam đã, đang và sẽ từng ngày chung tay phòng chống căn bệnh thế kỷ đã gieo rắc bao nỗi đau thương, mất mát cho nhân loại.

TUYÊN TRUYỀN VIÊN

 

 

       Dương Thanh Sơn

 


Tập tin đính kèm
Tác giả: Dương Thanh Sơn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết